THÔNG TIN HỮU ÍCH
Amoni hydroxit – NH4OH là dung dịch hòa tan của khí Amoniac trong nước và có thể biểu thị bằng ký hiệu NH3(aq). Đây là một hợp chất bazơ yếu với thành phần [NH4+][OH−] và chỉ tồn tại được trong dung dịch.
Ammonium Hydroxide
Thông tin chung về dung dịch Amoniac (NH4OH)
- Tên hóa chất: Dung dịch Amoniac hoặc Amoni hydroxit, Rượu ammoniacal
- Tên tiếng anh: Aqua Ammonia hoặc Ammonium Hydroxide
- Công thức phân tử: NH4OH hoặc NH5O
- Số CAS: 1336-21-6
- Số UN: 2672 (10% - 35%)
Tính chất vật lý của dung dịch Amoniac NH4OH
-
Dung dịch Amoniac không màu, bay mùi mạnh và có mùi khai;
-
Khối lượng mol: 35,04 g/mol;
-
Độ pH: dạng khí và dạng lỏng (tan vào nước) đều cho ra dung dịch tính kiềm mạnh, pH>12
-
Mật độ: 910 kg/m³ (25 % w/w) hoặc 880 kg/m³ (35 % w/w);
-
Điểm sôi: 37.7 °C (25 % w/w);
-
Điểm tan chảy: -57.7 °C (25 % w/w) hoặc −91.5 °C (35% w/w);
-
Điểm đóng băng (oC): -77,7oC (tinh thể màu trắng).
Tính chất hóa học của dung dịch Amoniac (NH4OH)
1. Tính bazơ yếu
- Dung dịch NH4OH hay dung dịch amoniac là một dung dịch bazo yếu , phân hủy thành khí NH3 và nước.
NH3 + H2O ⇋ NH4+ + OH-
- Khí amoniac cũng như là dung dịch amoniac tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối amoni
2NH3+H2SO4→(NH4)2SO42NH3+H2SO4→(NH4)2SO4
NH3+H+→NH+4NH3+H+→NH4+
- Dung dịch amoniac có khả năng làm kết tủa nhiều hiđroxit kim loại khi tác dụng với dung dịch muối của chúng.
Al3++3NH3+3H2O→Al(OH)3↓+3NH+4Al3++3NH3+3H2O→Al(OH)3↓+3NH4+
2. Khả năng tạo phức
Dung dịch amoniac có khả năng hòa tan hiđroxit hay muối ít tan của một số kim loại, tạo thành các dung dịch phức chất.
Ví dụ:
* Với Cu(OH)2: Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2 (màu xanh thẫm)
* Với AgCl: AgCl + 2NH3 → [Ag(NH3)2]Cl
Sự tạo thành các ion phức là do sự kết hợp các phân tử NH3 bằng các electron chưa sử dụng của nguyên tử nitơ với ion kim loại.
Điều chế dung dịch Amoniac trong công nghiệp
Dung dịch Amoniac được điều chế bằng cách hòa tan khí Amoniac vào nước với nồng độ và tỷ lệ theo yêu cầu ví dụ như 25% w/w, 30% w/w hoặc 35% w/w.
Ứng dụng của dung dịch Amoniac NH4OH
- Dung dịch Amoniac cũng được sử dụng như một công chất làm lạnh trong nhiều ngành công nghiệp;
- Dung dịch Amoniac (1-3%) là thành phần chất tẩy rửa sử dụng trong hộ gia đình;
- Trong công nghiệp, dung dịch amoniac được dùng làm tiền chất trong điều chế các Alkyl amine;
- Dung dịch amoniac được sử dụng cho việc xử lý nước thải;
- Trong công nghiệp thực phẩm, dung dịch Amoniac được dùng trong việc làm bánh hoặc được sử dụng làm chất điều chỉnh độ chua cho thực phẩm;
- Với ngành sản xuất đồ nội thất, dung dịch amoniac được dùng để làm tối màu gỗ hoặc nhuộm màu gỗ.
Nhận dạng đặc tính nguy hiểm của dung dịch Amoniac NH4OH
Amoniac lỏng nếu bắn vào da sẽ gây bỏng lạnh và bỏng hóa chất (bỏng kiềm). Giới hạn phơi nhiễm cho phép của OSHA là 50 ppm. Giới hạn phơi nhiễm được khuyến nghị của NIOSH là 25 ppm và giá trị IDLH (mức nguy hiểm ngay đến tính mạng và sức khỏe) là 300 ppm. Amoniac dễ bị hấp thụ bởi nước, hơi ẩm...vì vậy người tiếp xúc với amoniac sẽ cảm thấy bị kích ứng ở da, màng nhầy như mắt, mũi và cổ họng. Liều cao hơn có thể dẫn đến co thắt phế quản và thậm chí phù phổi.
Amoniac có các đặc điểm dễ phát hiện sớm ở nồng độ thấp, do đó có thể kịp thời cảnh báo cho những người xung quanh kịp thời sơ tán khỏi khu vực. Biện pháp an toàn khi hít phải là di chuyển đến nơi thoáng khí và ngược gió, sử dụng bình dưỡng khí Oxy nếu cần thiết.
1. Mức xếp loại nguy hiểm
Các thông tin mức độ rủi ro, an toàn: R10, R23, R34, R50, S1/2, S16, S36/37/39, S45, S61.
Chất gây ra hiệu ứng độc hại lập tức và nghiêm trọng nhóm D-1B (Độc hại). Chất lỏng ăn mòn nhóm E.
- Tiếp xúc: 4 - rất cao.
- Sức khoẻ: 3 - Cao (độc)
- Dễ cháy: 0 - Không cháy.
- Phản ứng: 1 – Nhẹ
2. Biển cảnh báo nguy hiểm (theo GHS)
Cảnh báo mức độ nguy hiểm của dung dịch amoniac
3. Ký hiệu phân loại nguy hiểm:
- H280 – Khí chứa trong bình áp suất, có thể nổ nếu tiếp xúc với nhiệt độ cao.
- H331 – Độc nếu hít phải
- H221 – Khí dễ cháy
- H314 – Gây bỏng nghiêm trọng cho Da và Mắt.
- H400 – Rất độc cho thủy sản
4. Cảnh báo nguy hiểm NH4OH
Dung dịch Amoniac là chất độc, nguy hiểm, ăn mòn mạnh cần được lưu trữ trong bình thép kín, nơi thoáng mát, riêng biệt và thông gió tốt, tránh xa nơi có thể gây cháy. Tránh nguồn nhiệt, độ ẩm, va đập. Cấm sử dụng thiết bị và dụng cụ phát lửa. Khi mở những bình chứa kim loại không dùng những dụng cụ có nguy cơ đánh lửa. Những bình chứa khi hết vẫn có thể gây hại. Phải sử dụng đúng phương tiện bảo hộ cá nhân. Sử dụng thiết bị bảo hộ phù hợp theo giới hạn tiếp xúc.
5. Triệu chứng khi tiếp xúc với dung dịch amoniac NH4OH
- Đường mắt: gây dị ứng có thể gây bỏng, làm mù loà.
- Đường thở: gây dị ứng tuỳ thuộc mức độ hít phải. Triệu chứng bao gồm: hắt hơi, sổ mũi, đau họng. Nồng độ cao có thể gây phù phổi và tử vong. Liều gây chết 5000ppm
- Đường da: gây dị ứng hoặc bỏng
- Đường tiêu hóa: nêú nuốt phải có thể gây bỏng thực quản, dạ dày và viêm phúc mạc. Triệu chứng bao gồm: đau ngực, miệng , nôn,. Liều gây chêt 3-4 ml.